Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

ĐĂNG KÝ HỌC VẼ CHO BÉ TẠI HỒ CHÍ MINH


Học vẽ đối với độ tuổi trẻ em  thiếu nhi từ 4 đến 15 tuổi cực kỳ quan trọng. Ở lứa tuổi này khả năng tiếp thu của não bộ rất lớn, việc được tiếp cận với hội họa sẽ phát triển về tư duy logic tạo gu thẩm mỹ cho trẻ. Nhưng có một vấn đề bất cập đó là lâu nay ở nước ta, việc học vẽ nói chung vẫn chưa có một sự thống nhất rõ ràng cụ thể về phương pháp học. Lượng kiến thức mỹ thuật trong nhà trường THCS khá sơ sài và ít ỏi. Học vẽ trong nhà trường phổ thông như cưỡi ngựa xem hoa. Kết quả mang lại không thật sự tốt. ĐĂNG KÝ HỌC VẼ CHO BÉ TẠI HỒ CHÍ MINH
Lớp vẽ tư duy dành cho các bạn thiếu nhi từ 4-15 tuổi tại trung tâm Mỹ Thuật tư duy Nét Ngộ sẽ giúp các em khám phá tiềm năng của mình, tạo nền tảng mỹ thuật,  hội họa, tăng cường sự hiểu biết và diễn đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ mỹ thuật, khơi thông tư duy sáng tạo. " Nếu ví các em là những hạt giống tốt thì lớp vẽ sẽ là những mảnh đất màu mỡ để ươm trồng những mầm cây ấy. Ươm trồng xúc cảm thẩm mỹ trong tâm hồn các em, ươm trồng tài năng nghệ thật và khác vọng sáng tạo trong các em. Điều ấy, đòi hỏi năng lực, lòng nhiệt tình, sự tận tâm, biện pháp khoa học và tình yêu trẻ em rất lớn của mỗi thầy cô giáo. Chúng ta không muốn trong tương lai lại chỉ có một thế hệ công dân chỉ khéo tay, giỏi bắt chước nhưng thị hiếu thẩm mỹ thấp, nghèo trí tưởng tượng, kém sáng tạo và vô cảm. Mỗi cố gắng của thầy cô sẽ góp phần vào sự tiến bộ của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo những tài năng cho đất nước trong tương lai".
Không phải tất cả các trẻ em khi học mỹ thuật đều trở thành hoạ sỹ hoặc kiến trúc sư, nhưng chắc chắn rằng tư duy mỹ thuật (màu sắc, hoạ tiết, đường nét, ...) hình thành từ khi còn nhỏ sẽ theo các em đến từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, từ việc đơn giản như lựa chọn phong cách thẩm mỹ cá nhân đến quyết định các công việc quan trọng khác.  ĐĂNG KÝ HỌC VẼ CHO BÉ TẠI HỒ CHÍ MINH



ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:


TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Cơ sở 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Cách cầm bút viết chữ thư pháp đẹp


Chữ thư pháp đẹp là nét chữ toát lên được tâm tư, tình cảm của người cầm bút, viết nhanh và di chuyển múa lượn không hẳn là viết đẹp. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút.
Kết quả hình ảnh
Kỹ thuật viết chữ thư pháp đẹp với bút lông
Cầm bút viết chữ thư pháp đẹp là cầm sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết di chuyển các ngón tay và cổ tay một cách thoải mái không gồng cứng. Giữ lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng cơ thể.
Khi viết chữ thư pháp các bạn nên để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết. Với những tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân. Tuỳ thuộc vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp.
Chữ thư pháp đẹp là nét chữ toát lên được tâm tư, tình cảm của người cầm bút, viết nhanh và di chuyển múa lượn không hẳn là viết đẹp. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút.
Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không bút. Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì bút.
Viết chữ thư pháp đẹp
Các cầm bút viết chữ thư pháp đẹp thông dụng nhất hiện này là Ngũ chỉ chấp bút. Cách cầm viết:
_ Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái. Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út.
_ Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay. Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng. Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo.
_ Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm.
_ Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại.
_ Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái.
Chống nhẹ mu bàn tay trái để viết nét chữ nhỏ.
_ Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao. Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác.
_ Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn. Nhưng sau này bạn muốn luyện sang kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không quen tay, mất kiên nhẫn và mau chán nản. Như vậy sẽ gây hạn chế rất lớn cho công việc sáng tác của bạn sau này.

Cầm bút đúng đóng vai trò quan trọng trong cách viết chữ thư pháp đẹp. Chúc các bạn thành công.
ĐĂNG KÝ HỌC THƯ PHÁP












































TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Những cách đơn giản giúp trẻ ham học


Giúp trẻ ham học: tạo không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, cho trẻ học vào thời điểm thích hợp, giúp trẻ rèn khả năng ghi nhớ, tập trung qua việc nhỏ mỗi ngày, không trách mắng khi kèm trẻ học... là những cách giúp trẻ ham học, hứng thú với bài vở.
Trẻ kém tập trung khi học là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học mà ai cũng thấy là khô khan và nặng nề cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên, có nhiều yếu tố góp phần làm trẻ kém tập trung trong việc học từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.
Kết quả hình ảnh
Giúp trẻ ham học
Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:
Lý do khách quan:
  • Không có không gian học tập thích hợp.
  • Bàn học không gọn gàng - thiếu dụng cụ học tập.
  • Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.
Lý do chủ quan:
  • Chưa có sự chuẩn bị tâm lý - thể chất.
  • Không xác định mục tiêu học tập.
  • Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.
Lý do bản thân:
  • Thiếu kỹ năng học tập.
  • Thiếu kỹ năng tập trung.
  • Thiếu kỹ năng ghi nhớ.
 Các phụ huynh có thể thay đổi và cải thiện các yếu tố này bằng cách:
Tạo một không gian học tập giúp trẻ ham học:
Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:
  • Một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cần bố trí ánh sáng phù hợp (từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến).
  • Trong giờ học, tránh việc cắt ngang (trẻ đang học chạy đi vệ sinh, uống nước, người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác, anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện...).
Bàn học thích hợp:
  • Chuẩn bị đủ học cụ: bút, thước, hồ dán, kéo, giấy, sách học, không để tình trạng ngồi vào bàn rồi mới đi kiếm cái này cái nọ.
  • Không bầy biện lung tung trên mặt bàn, chỉ để những gì cần thiết có liên quan đến bài học.
  • Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc ngồi một cách gò bó, phải cố gắng trong việc viết và nhìn bài tập.
 Thời điểm thích hợp:
  • Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 7h30-8h30).
  • Học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này). Sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.
  • Dừng học khi mệt mỏi hoặc bắt đầu thấy thiếu tập trung. Nghỉ 10 phút sau đó trở lại làm việc.
 Chuẩn bị tâm lý học tập:
  • Hãy giúp trẻ thực hiện một lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Trước khi bước vào giờ học trẻ phải đánh dấu vào việc đã làm để thấy rõ là sau việc này sẽ đến giờ học.
  • Tạo sự thoải mái, vui vẻ, không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học như không la mắng các sai phạm (nếu có) của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần hay một chương trình, một bộ phim hay...
 Xác định mục tiêu học tập
Đặt mục tiêu rõ ràng cho buổi học, trả lời được các câu hỏi:
  • Hôm nay học những bài gì: Ghi rõ tiêu đề bài học.
  • Mục tiêu học hôm nay: Học bao nhiêu trang, làm bao nhiêu bài tập.
  • Bài học có thể chia làm 2-3 phần (nếu dài) hay không?
Các biện pháp để phát triển kỹ năng cho trẻ đến trường:
Kỹ năng học tập:
Nếu trẻ chưa có thói quen ngồi vào bàn học trong những giờ nhất định, hãy tập ngồi vào bàn theo các nguyên tắc sau:
  • Trong tuần lễ đầu, mỗi buổi học chỉ dài tối đa 30 phút và có thể chia làm 2 (nghỉ giữa buổi khoảng 5 phút).
  • Trong tuần lễ đầu nên xen kẽ các bài học và bài tập khả năng chú ý (dưới dạng trò chơi) mà trò chơi có thể chiếm một nửa thời gian học, để trẻ dần dần có tâm lý hứng thú với việc ngồi để học hơn.
  • Khi trẻ đã có thói quen tự ý ngồi vào bàn học khi đến giờ, lúc đó mới nên gia tăng giờ học lên khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 (là tối đa).
  • Hãy động viên, khích lệ những gì trẻ làm được, làm đúng trong giờ học, đừng chê bai, phê phán hay đánh mắng trẻ trong thời điểm này khi trẻ thất bại, khó tập trung, quên bài.
Kỹ năng tập trung:
Kỹ năng tập trung không phải là một khả năng có thể đạt được trong một thời gian ngắn, mà phải giúp trẻ từng bước với các kỹ thuật sau:
  • Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ chơi các trò chơi nâng cao khả năng tập trung trong giờ học (trước - giữa giờ học) cũng như trong các giờ khác trong ngày tại gia đình.
  • Tập cho trẻ nói lên: Yêu cầu trẻ nói: “Quay lại ngay đây”. Mỗi khi trẻ tỏ ra lơ đãng hãy yêu cầu trẻ nói ra câu nói này trước khi bắt đầu quay lại bài học. Đây là một kỹ thuật có tính ám thị, giúp tâm trí trẻ không “đi lang thang”.
  • Tập cho trẻ làm các việc nhà (quét nhà, lau nhà, xếp quần áo, phụ dọn cơm, dọn dẹp trong gia đình). Điều này không những giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tự tin vào bản thân.
  • Tập cho trẻ viết tốt hơn: Chữ quá xấu hay có khó khăn trong việc viết cũng khiến trẻ chán nản, kém tập trung. Hãy tập cho trẻ ăn bằng đũa, cho các em dùng kéo cắt các hình, tập gấp giấy. Đây là những kỹ thuật hỗ trợ giúp trẻ khéo tay hơn.
Chúng ta cũng lưu ý để trẻ cầm bút cho đúng cách và tập vẽ các đường cơ bản (đường thẳng kéo dài trên trang giấy từ trái sang phải, đường xiên, đường móc, đường lượn sóng, đường zic zac). Vẽ mỗi ngày trong các giờ học thêm trên 1-3 trang giấy sẽ giúp trẻ cải thiện được nét chữ.
Kỹ năng ghi nhớ
Một yếu tố khiến trẻ khó tập trung là sự hạn chế về khả năng ghi nhớ. Vì vậy, sự luyện tập về khả năng ghi nhớ cũng là yếu tố giúp cho trẻ tập trung tốt hơn.
Lưu ý các nguyên tắc sau:
  • Khi học bài (các bài môn Tiếng Việt, Lịch sử, Công dân...) cần có hình minh họa và sơ đồ tư duy đơn giản để diễn giải lại bài học qua các hình ảnh (học bằng mắt). Với các bài cần thuộc lòng thì việc vừa đọc vừa viết ra từng câu ngắn (học bằng thính giác, thị giác, xúc giác) sẽ giúp trẻ nhớ kỹ hơn.
  • Khi làm các bài toán cũng cần có những minh họa cụ thể.
  • Hãy khuyến khích trẻ tập tóm tắt bài học, diễn giải bài học thành các sơ đồ (tập cho trẻ biết dùng sơ đồ tư duy) và nói ra được ý chính của bài.
  • Hãy nhớ ôn lại trước khi ngủ: Sau giờ học trẻ sẽ được nghỉ ngơi nhưng trước khi đi ngủ - trẻ cần xem và đọc lại các ý tóm tắt, xem sơ đồ minh họa bài học. Hoạt động này sẽ giúp cho trí não của bé ghi lại những gì cần nhớ trong khi ngủ.
  • Vào buổi sáng, nếu có điều kiện cũng nên cho trẻ xem lại các phiếu ghi ý chính của bài học trước khi đến trường.
Kết quả hình ảnh
Giúp trẻ ham học
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên biết rằng, mỗi trẻ có nhịp sống (hay đồng hồ sinh học) khác nhau, vì vậy nếu được hãy xếp giờ học của trẻ vào thời điểm nào trong ngày trẻ tỏ ra thoải mái, sung sức nhất. Vì nói chung thì có 2 loại tính cách. Một là mẫu người họa mi, có thói quen ngủ sớm, dậy sớm và hoạt động tốt vào buổi sáng. Thứ hai là mẫu người chim cú, có thói quen ngủ muộn, thức khuya và dậy trễ - hoạt động tốt vào buổi chiều và buổi tối.
Bố mẹ cần lưu ý con mình thuộc mẫu người nào để xếp đặt giờ học cho phù hợp. Dĩ nhiên điều này chỉ mang tính tương đối, nhưng nếu biết và vận dụng được, nó cũng góp phần đem lại hiệu quả cho việc học của trẻ.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Quá trình hình thành thư pháp chữ Việt


Thư pháp chữ Việt dễ dàng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tự do sáng tạo không ràng buộc trong khuôn khổ như chữ Hán, nhưng phải luôn giữ vững cấu trúc của chữ.
Kết quả hình ảnh
1. Nguồn gốc:
Thư pháp Chữ Việt bắt đầu từ thư pháp chữ Hán, trong thời kỳ Bắc thuộc người Hán đã truyền bá văn hóa và cả chữ viết vào nước ta, trong đó có cả nghệ thuật thư pháp, trải qua hàng nghìn năm thư pháp chữ Hán tại nước ta cũng phát triển rộng rãi. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành.
Nhà thơ Đông Hồ được xem là người đầu tiên sử dụng cọ mực Tàu viết chữ quốc ngữ, gọi là thư pháp chữ quốc ngữ và ông cũng là người phổ biến thư pháp chữ quốc ngữ.
Những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉnh mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của ông. Nhưng chúng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ.…
2. Đặc điểm thư pháp chữ Việt:
– Thư pháp chữ Việt dễ dàng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tự do sáng tạo không ràng buộc trong khuôn khổ như chữ Hán, nhưng phải luôn giữ vững cấu trúc của chữ.
– Là chữ Latin không phải chữ tượng hình như chữ Hán nên khó biểu đạt được tâm ý và nội dung của câu chữ, chính vì vậy người viết thường cố tình tạo nên những tác phẩm mang hình ảnh cần biểu đạt mà dễ làm mất đi cấu trúc chính của chữ khiến người xem khó đọc được
3. Ảnh hưởng của thư pháp chữ Việt đến đời sống văn hóa dân tộc:
Phong trào thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên rất đam mê môn nghệ thuật này.
Nhiều cuộc triển lãm về thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại.
Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê,…
4. Các lối viết trong thư pháp chữ Việt:
– Chữ chân phương: là lối viết chữ phổ biến nhất, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nét bút có sự uyển chuyển đậm nhạt khác nhau nhưng không làm mất đi cấu trúc chính của chữ. Chính vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết như thế mà lối viết thư pháp chân phương phát triển mạnh và phổ biến nhất.
– Chữ cách điệu: cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ.Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm.
– Chữ Thảo: là cách viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý, viết phóng túng khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết.Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên.
– Chữ mộc: là kiểu chữ viết ngược dùng để khắc trên bảng in gỗ, người xem phải soi vào gương để đọc được. Có trường phái về chữ Mộc riêng, tạo hình thể chữ quốc ngữ gần giống như chữ Hán về cách viết, và được viết theo từng bộ cụ thể, người xem ngỡ là chữ Hán và phải đọc ngược.
ĐĂNG KÝ HỌC THƯ PHÁP












































TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Các tư thế viết chữ thư pháp đẹp bạn nên chú ý


Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết.
2
Viết chữ thư pháp đẹp: đỉnh cao luyện viết chữ đẹp
Viết chữ thư pháp đẹp là đỉnh cao của nghệ thuật chữ viết và người dụng viết là người nghệ sĩ. Qua các năm, người yêu chữ luôn tìm tòi và sáng tạo ra cách cầm bút, tư thế viết chữ khác nhau giúp viết chữ được thoải mái và dễ dàng hơn.
Có nhiều tư thế viết khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện. Trong bài viết này, giới thiệu đến các bạn 6 tư thế thường gặp trong cách viết chữ thư pháp đẹp. Trong đó ngồi viết, đứng viết và ngồi xếp bằng là 3 tư thế phổ biến nhất.
Ngồi viết dạy viết thư pháp hồ chí minh
Tùy theo chiều cao của mỗi người và diện tích của nơi viết chữ mà bạn có thể chọn cho mình một bộ bàn ghế thích hợp và thoải mái để viết.
Đứng viết
Tức là bạn vẫn dùng bàn để viết nhưng không dùng ghế, cách viết này người viết có thể di chuyển toàn thân một cách thoải mái khi dụng viết.
Ngồi xếp bằng
Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết.
Bò nghiêng
Các bạn dễ thấy hình ảnh này khi xem những tranh ảnh về những cụ đồ ngày xưa, đây là tư thế tạm thời vì các cụ chỉ viết trong mấy ngày xuân ngắn ngủi, không tiện mang theo bàn ghế. Ở tư thế này nếu viết chữ đại tự thì các cụ ngồi thẳng lưng mà viết, trong trường hợp viết các câu đối thì các cụ duỗi dài người lên phía trước.
Quỳ gối viết
Cách viết chữ thu pháp ở tư thế này thì hai gối các bạn phải chạm đất và tay trái chống thẳng, rất tiện khi viết chữ to.
Tư thế quỳ ngối viết chữ thư pháp
Đứng viết lên vách
Khi các bạn phải viết tác phẩm lên một tấm vách cố định thì ta dùng tư thế này. Giữ tầm mắt vừa phải và tập trung vào nội dung đang thể hiện để viết chữ thư pháp đẹp.
Tóm lại:
Dù bạn viết ở bất kỳ tư thế viết chữ nào thì để viết chữ thư pháp đẹp bạn phải giữ cơ thể thăng bằng và thoải mái. Nếu ngồi ghế thì hai bàn chân phải song song nhau và chạm vào mặt đất. Vai luôn giữ ngang và cột sống phải thẳng, nếu không dễ gây tật gù lưng và nhức mỏi cho chúng ta sau này, cũng như không thể ngồi viết lâu được. Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút đúng để tạo sự linh động và thoải mái nhất khi viết. dạy viết thư pháp hồ chí minh
ĐĂNG KÝ HỌC THƯ PHÁP












































TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
dạy viết thư pháp hồ chí minh

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618