Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

TRANH PHONG CẢNH QUA NHIỀU THẾ KỈ

Thời trung đại, người ta thường không nghĩ rằng riêng bản thân phong cảnh có thể tạo nên một bức tranh đẹp. Khi vẽ, các họa sĩ chỉ dùng phong cảnh làm nền cho các tích truyện. Đôi khi cảnh trong tranh chỉ là vài tảng đá – một cuốn cẩm nang hội họa thế kỉ 14 thậm chí còn khuyên các nghệ sĩ nên thu thập mẫu đá. Nhưng sang thế kỉ 16-17, điều đó bắt đầu thay đổi.

tranh-phong-canh-doart-1
Thánh John Baptist náu mình trong sa mạc (Saint John the Baptist Retiring to the Desert, Giovanni di Paolo; màu keo trứng trên gỗ dương, 31x39cm. Cảnh vật trong bức tranh vẽ từ thế kr 15 này vốn là bối cảnh của một tích trong Kinh thánh, không tả thực cho lắm. Dãy núi càng ở xa càng nhỏ lại, nhưng hình ảnh Thánh John vẫn giữ nguyên kích cỡ, để bảo đảm hình ảnh ngài thu hút toàn bộ sự chú ý.

Xếp theo luật xa gần

Sang thế kỉ 16, các nghệ sĩ đã có những phát hiện mang tính đột phá về luật phối cảnh – tạo điều kiện cho họ diễn tả không gian chính xác hơn. Điều này cũng có nghĩa là họ có thể sáng tạo cảnh vật thật hơn. Dần dần, các họa sĩ bắt đầu vẽ những bức tranh mà phong cảnh còn quan trọng hơn con người, thậm chí không còn sự hiện diện của con người nữa. Đến thế kỉ thứ 17, tranh phong cảnh thuần túy trở nên phổ biến. Một lượng lớn tranh phong cảnh ra đời vào thời kì này, đặc biệt là ở miền bắc Châu Âu, từ cảnh đồng quê, trong tưởng tượng đến cảnh đặc tả chi tiết khung cảnh thật, giống bức tranh miền quê dưới đây.
Cảnh thu với góc nhìn từ pháo đài Het Steen (An Autumn Landscape with a View of Het Steen, 1636) của nghệ sĩ xứ Flanders Peter Paul Rubens; sơn dầu trên gỗ sồi, 131x229cm. Vào những năm 1600, các họa sĩ rầm rộ vẽ tranh phong cảnh, đặc biệt là cảnh miền bắc châu Âu, như bức họa này. Tranh vẽ đồng quê gần nhà Rubens tại vùng Flanders (nay thuộc Bỉ).

Mang ra ngoài trời

Ban đầu, các họa sĩ tranh phong cảnh thường không vẽ ngay tại chỗ. Họ sẽ vẽ phác ngoài trời trước, sau đó mới trở về xưởng vẽ và hoàn thiện bức tranh. Nhưng từ giữa thế kỉ 19 bắt đầu xuất hiện trào lưu vẽ tranh ngay giữa không gian mở. Lấy cảm hứng từ sự biến đổi kì diệu của ánh sáng và thời tiết, nhiều nghệ sĩ thời này muốn vẽ phong cảnh trực tiếp ngoài thiên nhiên. 

tranh-phong-canh-doart-3
Ao súng (The Water Lily Pond, 1899) của Claude Monet; sơn dầu trên toan, 88x93cm. Hãy quan sát những tia nắng mặt trời nhảy múa trên lá, các bông súng và ánh trên thành cầu. Monet đã vẽ lại khung cảnh khu vườn sau nhà mình tại thị trấn Giverny, miền bắc nước Pháp. Bức tranh thể hiện một thế giới êm đềm và bình yên, xa khỏi những cuộc nổi dậy và chiến tranh đang diễn ra lúc bấy giờ. Thậm chí, sau khi thế chiến 1 xảy ra, các đoàn quân vội vã hành quân qua khu vườn, Monet vẫn chỉ say sưa vẽ những bông súng.

Góc nhìn riêng

Qua nhiều thế kỉ, khung cảnh thay đổi liên tục và cách nghệ sĩ tiếp cận với phong cảnh cũng biến đổi nhiều như thế. Đặc biệt, trong một trăm năm ừa qua, đã có vô vàn cách thể hiện khác nhau, từ cách nhìn cảnh quan thành phố gây sửng sốt của các nghệ sĩ Lập thể và góc nhìn đô thị man mác buồn trong tranh của Edward Hopper cho đến các tác phẩm nghệ thuật Thực địa. Ở đó, các nghệ sĩ đã sáng tạo với đối tượng là chính cảnh quan, sử dụng đất, đá và các vật liệu tự nhiên khác để sáng tác nên những tác phẩm lấy cảm hứng từ khung cảnh xung quanh, thậm chí, có trường hợp, bản thân tác phẩm cũng là một phần trong tổng thể khung cảnh đó.

tranh-phong-canh-4
Tuyến đường 6, Eastham (Route 6, Eastham, 1941) của Edward Hopper; sơn dầu trên toan, 71x97cm. Bức tranh gần như ảnh chụp, nhưng đầy cảm xúc. Cảnh vật trong tranh cô liêu, không một bóng người,chỉ là những ngôi nhà nhìn từ một phía của con đường dài qua con mắt của ai đó vừa đi ngang qua.

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins
Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618