Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

HƯỚNG DẪN VẼ TRANH BẰNG MÀU NƯỚC

Màu vẽ nước là chất liệu từ lâu được các nhà diễn hoạ kiến trúc ưa thích. Cảm giác tự nhiên, rõ ràng của màu và sự trong suốt làm cho màu nước trở thành một chất liệu hoàn hảo để diễn tả những vật thể dưới ánh nắng trong cảnh quan.
Màu vẽ nước thường có dạng miếng hay tuýp, đặc hơn thì có màu lỏng đựng trong lọ. Loại trong lọ này thường có ống chuyển từng giọt ra đĩa pha để trộn màu. Một số màu như đỏ thẫm hay làm ố và để vết trên giấy nền. Số khác như xanh da trời thẫm thường mờ đục.
Nhờ tính trong của hầu hết các màu nên trong kiến trúc và nội thất, không chỉ với người chuyên nghiệp mà ngay cả với những người mới học vẽ màu nước, bạn có thể pha từ màu nhạt đến đậm. Khi vẽ phác bằng chì, cần nhớ rằng đường chì sau khi đi màu lên vẫn thấy được nhưng không thể tẩy sửa.Điểm bất lợi chính của màu nước là do tính trong và nhạt của chất màu khi pha trong nước, hình sẽ không được đẹp khi sao chụp. Độ chuyển màu tinh tế có thể không còn khi chụp. Điểm bất lợi thứ hai là dù không một chất liệu nào thực hiện nhanh bằng, nhưng lại phải chờ lớp màu trước khô mới làm tiếp được.
Dac-diem-cua-mau-ve-nuoc-trong-kien-truc-va-noi-that-01
Màu vẽ nước được ứng dụng nhiều trong kiến trúc và nội thất
Khi diễn họa kiến trúc, không cần chú tâm lắm khi đi màu sơ phác cho phác thảo, nhưng nếu phải đi nhiều lớp màu sẽ mất nhiều thời gian. Có thể cùng lúc đi màu cho hai hay ba hình diễn họa, nhờ đó có thể vẽ sang bức tiếp khi chờ chúng khô. Không nên dùng máy sấy, trừ khi những lớp màu sắp khô hẳn. Nguyên tắc màu vẽ nước là đi từng lớp màu. Nhưng đi quá nhiều lớp màu sẽ làm mất độ trong và độ sâu vốn có, làm đục màu, không đạt yêu cầu.
Nếu giấy đủ dày có thể ghim xuống, nhưng để an toàn hơn cũng nên căng tất cả các nền vẽ màu nước. Khi đó dù nước nhiều đến đâu đi nữa thì mặt giấy vẫn luôn phẳng. Hầu hết giấy nền đều trắng nhưng cũng có thể dùng loại giấy màu nhạt. Chúng sẽ tác động đến ánh màu, nhưng sẽ giúp tạo một đặc trưng về quan hệ tông màu.
Có nhiều cách đi màu. Đi màu lên nền khô cho phép kiểm soát được độ lan của chất liệu và nên đi nét thật dứt khoát. Đi màu lên nền ẩm dễ hơn, tạo được nét loang nhẹ. Trong cách đi màu lên nền ướt, màu sẽ thấm loang vào giấy hay lớp màu cũ, tạo nét tự nhiên. Nên đi màu như trên cho lớp lót trước khi đi các lần màu sau hay trước khi vẽ chi tiết. Tính loang màu dễ thành công, vì thế nên đi cọ mạnh dạn, thật linh hoạt, nên dùng cả cánh tay và cổ tay hơn là chỉ dựa vào sự uyển chuyển của các ngón tay.
Dac-diem-cua-mau-ve-nuoc-trong-kien-truc-va-noi-that-02
Một tác phẩm diễn họa kiến trúc ấn tượng từ màu nước
Màu nước có thể diễn tả được hiệu quả chất liệu. Bạn có thể làm bề mặt nhám với kỹ thuật cọ khô. Rảy, điểm chấm màu đều có thể được dùng, và nếu các kỹ thuật này làm trên mặt ẩm, các nét bút làm cho những hiệu quả như đá cẩm thạch. Kết quả đạt được ngẫu nhiên hơn khi trộn nước màu với dung môi không tan trong nước, tạo mảng màu lạ mắt hơn. Màu sẽ không ăn ở những chỗ có sáp, khi đó sẽ tạo mảng không đều màu, thích hợp để thể hiện cây, tán lá và bóng đổ lốm đốm trên nền đất. Những dạng mây được thể hiện bằng cách làm xốp khô hay ướt, và tạo vệt sáng bằng cách cạo nhẹ bằng lưỡi dao hoặc cọ loại lông cứng hoặc dùng giấy giáp.
Kỹ thuật màu vẽ nước khi đi màu từ nhạt đến đậm nên dùng màng lỏng với cọ mảnh tốt hơn với bút để phủ các hình tinh xảo có thể bị quét đè lên. Những mảng nhẹ cũng có thể diễn tả bằng những chấm màu phát sáng – ví dụ như những hoa trong cảnh quan. Nếu đang sử dụng nền trơn hoặc sẫm nhẹ, loại mà màng che có thể dùng một cạnh cứng, bạn có thể lấy màu ra bằng một miếng xốp ở những chỗ nhất định một cách chính xác với mục đích phản xạ ở những mặt bóng, làm nổi bật các cột tròn hoặc những hình chóp với với ánh sáng không tự nhiên. Sau khi tách màng ra các cạnh nên cẩn thận làm cho mềm đi bằng cọ ướt. Có thể dùng bọt biển và giấy thấm để sửa, nhưng cần bảo quản kỹ bản vẽ trong quá trình chỉnh sửa.
mau-nuoc-hop-thiec.01jpg
Vì bản vẽ đã hoàn tất rất phẳng, các mạch cấu tạo hay các chi tiết nhỏ khác có thể vẽ bổ sung vào bằng chì hay mực, hoặc dùng màu nước với bút kẻ dòng hay cọ nhỏ. Những dụng cụ này không hề ảnh hưởng tới mặt giấy. Nét mực đậm sẽ phá đi tính nhẹ nhàng của một bố cục hoàn hảo. Nếu chủ ý diễn hoạ bằng nét và mảng thì vấn đề lại khác. Đầu tiên bạn có thể đi chì hay mực loại không thấm nước trước rồi mới đi màu, hoặc đi màu dạng mảng trước rồi đi nét sau. Vì bạn dùng phương tiện nhọn, nền tranh phải nhẵn vừa phải, nếu muốn đạt chất lượng nét vẽ đẹp.
Đường nét không chỉ dùng làm đường bao của màu mà còn thể hiện được các sắc độ tinh tế, hình khối và các chất liệu bề mặt bằng các cỡ nét to nhỏ khác nhau. Nếu vẽ trên một mảng nét mực sẽ loang nhẹ, nên thường dùng trong vẽ phối cảnh chim bay. Khi cấu trúc bản vẽ dùng nhiều đường nét, bạn nên tập trung điền vào những mảng màu phẳng và loãng để biểu thị màu mặt và màu bóng. Khi đó yêu cầu chính là thể hiện cho được sự hài hoà giữa đường nét và độ trong của màu nước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618