Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Bắt đầu học vẽ - cần các kỹ năng gì?

Khả năng vẽ được sự may mắn của những người có được nó, tuy nhiên để có thể hoàn thành tác phẩm hoàn hảo thì trong đó cần có sự khổ luyện của người vẽ chúng.
Nhiều bạn không thể tìm cho mình lớp luyện thi vẽ thì phải tự học lấy, nhưng học như thế nào cho đúng và đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau đây là những kĩ năng cơ bản để phục vụ cho việc tự học vẽ:
1. Gọt bút chì - kỹ năng thông thường khi chúng ta thích chuốt bút chì vừa nhỏ vừa dài, thật ra bút chì chuốt như thế chẳng những dễ gãy, mà còn dễ mài tròn đầu bút khi vẽ lâu, dẫn đến nét vẽ “nổi” trên mặt giấy, không có độ mạnh nhẹ.
-Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy. Ngoài ra,những dụng cụ cần thiết sau đây sẽ giúp bạn có thể hoàn thành bài học của mình.
Để học vẽ các bạn cần phải trang bị cho mình các dụng cụ cần thiết phục vụ quá trình học. Nếu các bạn đi luyện vẽ ở trung tâm thì sẽ được hướng dẫn cụ thể cần mua những dụng cụ gì, có thể là ở đó bán luôn. Tuy nhiên có một số bạn tự luyện vẽ tại nhà thì không biết được cần phải trang bị thứ gì. Bài này sẽ hướng dẫn các bạn mua các dụng cụ nào để học vẽ.Các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau để có thể tự học vẽ tại nhà
cach-cam-but-ve
2. Tư thế ngồi vẽ:
Vì việc hoàn thành bài vẽ từ 4 đến 5 giờ nên tư thế ngồi đúng sẽ giúp các bạn thoải mái,không bị gián đoạn trong quá trình vẽ. Cách ngồi đúng: Nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì. 
Trong quá trình vẽ,bút chì sẽ không còn nhọn nữa,do vậy trong thời gian này,hãy tranh thủ đứng dậy và đi đi lại lại,vừa gọt bút chì,vừa giúp bạn có thể thấy được toàn diện tác phẩm của mình ở vị trí khác nhau
3. Cách cầm bút:
Thả lỏng từ cánh tay đến các ngón tay, thư giãn, không quá gò bó. Khuyến khích các bạn khi cầm bút dựng hình, không nên cầm với tư thế như tư thế cầm để viết, mà phải cầm ngang nhẹ nhàng.
4. Nét đánh bóng:
Đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song
5. Phương pháp so sánh (đo):
Thay thẳng, lưng thẳng, nhắm 1 mắt.
6. Phương pháp gióng:
Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải). Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì.- Gióng ngang,bút chì phải song song với mặt sàn.
- Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh).
7. Các phương pháp khác:
- Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ các chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu.
- Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ).
Những người chưa có khả năng thiên bẩm về môn nghệ thuật này thì hoàn toàn có thể học ngay từ những bước đầu tiên. Để đạt được những kĩ năng cơ bản thì cần có những hướng dẫn chính xác,nếu có điều kiện đến lớp luyện vẽ thì đó là một lợi thế cho các bạn, tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy, bạn cần cố gắng thật nhiều hơn nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618